Bổ sung dinh dưỡng giúp thú cưng khỏe mạnh

Nền tảng
Kết quả hình ảnh cho omega 3
Omega 3 có tác dụng quan trọng cho da và lông thú cưng

Chế độ ăn uống là nền tảng của sự khỏe mạnh - không gì có thể thay thế được một chế độ ăn lành mạnh với những thực phẩm tươi ngon nhất mà bạn có thể cung cấp cho thú cưng để tăng cường sức khỏe và phòng tránh các bệnh cấp và mãn tính. Nhưng bạn có biết thêm gì ngoài việc cho thú cưng một khẩu phần ăn bổ dưỡng hoặc cải thiện thức ăn đã qua chế biến không? Trên thực tế, việc cải thiện bữa ăn hàng ngày còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và lối sống của từng thú cưng, nhưng vẫn luôn có một số dưỡng chất quan trọng mà chú chó, mèo nào cũng cần. Có một lời khuyên hữu ích là đảm bảo cho thú cưng các dưỡng chất thiết yếu để phòng tránh bệnh tật, giảm căng thẳng cũng như mang lại sức khỏe cân bằng và sức đề kháng tốt.

Enzim tiêu hóa
(Enzim: Chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein)

Khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách trước khi đến ruột già, các mảng thức ăn lớn sẽ bị hấp thu vào máu, gây ra phản ứng miễn dịch có thể dẫn đến viêm nhiễm, dị ứng và các bệnh mãn tính. Cách tốt nhất để phòng tránh điều này là cung cấp cho thú cưng những loại rau củ quả và thực phẩm có chứa enzim thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Tuy vậy, những enzim này sẽ bị phá hủy trong quá trình đun nấu và chế biến. Vì thế, khi cho thú cưng ăn thức ăn đã qua chế biến (không kể đến thức ăn sống và thức ăn được sơ chế) , bạn cần bổ sung thêm enzim tiêu hóa trong các bữa ăn hàng ngày. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và đồng hóa các chất dinh dưỡng, mà còn giúp phòng chống các bệnh dị ứng, rối loạn miễn dịch như viêm ruột do tiêu hóa kém cho thú cưng nữa đấy. 

Cải thiện hệ thống tiêu hóa và hấp thu tối đa dưỡng chất sẽ giúp phòng chống và loại bỏ một loạt bệnh lý liên quan đến vấn đề ăn uống như ăn phân, mùi cơ thể, bong tróc da, mẩn ngứa ở chó mèo, và thực tế cho thấy, Enzim có thể khiến quá trình này diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Axit béo thiết yếu

Các axit béo luôn cần được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày vì cơ thể không thể tự sản sinh ra chúng. Hai loại axit béo bắt buộc phải có trong chế độ ăn là Omega 3 (axit linoleic) và Omega 6 (axit alpha-linoleic). Hầu hết những bữa ăn của người hay thú cưng đều có lượng axit béo Omega 6 nhiều hơn Omega 3. Chúng đều cần thiết cho sự hình thành các màng tế bào, và cũng là tiền chất của các axit béo chưa bão hòa, giúp hỗ trợ các hoạt động tim mạch, nuôi dưỡng làn da và lông cũng như niêm mạc đường tiêu hóa. Thêm vào đó, những axit béo Omega 3 như EPA và DHA* có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
*EPA & DHA là các dạng của chất béo không bão hòa Omega 3.
Kết quả hình ảnh cho omega 3
Omega 3 có tác dụng quan trọng cho da và lông thú cưng

Những axit béo thiết yếu này không phải lúc nào cũng được tạo ra theo cách giống nhau. Một số được trích hoàn toàn từ cá, như dầu cá hồi hoặc dầu gan cá tuyết, luôn cung cấp một lượng axit béo Omega 3 có sẵn. Trong khi một số khác lại là hỗn hợp được trích từ cả cá và thực vật, như hoa borage, cây lanh và các loại dầu khác, chúng cung cấp cả Omega 3 và Omega 6. Một số loại dầu được pha trộn dựa trên tỉ lệ 4:1 hoặc pha trộn sao cho lượng dầu Omega 3 cao hơn Omega 6 bởi vì Omega 3 thường bị thiếu hụt trong các bữa ăn. Dầu còn được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật như dầu hạt lanh nguyên chất hay dầu hạt lanh pha trộn cùng dầu thực vật. Dầu cá nước lạnh (như dầu cá hồi, dầu gan cá tuyết) là nguồn cung cấp axit béo Omega 3 tốt nhất dành cho thú cưng, vì hệ thống tiêu hóa của thú cưng không thể chuyển hóa những axit béo trong dầu thực vật (dầu hạt lanh) thành dạng dễ hấp thu nhất cho cơ thể chúng được.

Bổ sung đa vitamin

Nhiều người trong số chúng ta có thói quen bổ sung đa vitamin để đảm bảo hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Điều này là do chế độ ăn kiểu Mỹ không cung cấp được một nguồn dinh dưỡng đầy đủ, vì vậy chúng ta bổ sung thêm vitamin cho cơ thể. Hầu hết vitamin và khoáng chất trong thức ăn đóng gói của chó và mèo đều bị phân hủy trong quá trình chế biến. Ngay cả khi được bổ sung trở lại sau khi đun nấu, các vitamin và khoáng chất này cũng bị phá vỡ nhanh chóng khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Lượng thức ăn ban đầu khi mới lấy ra khỏi túi có thể đầy đủ dinh dưỡng như trên nhãn mác, nhưng sau mỗi lần mở túi ra, dinh dưỡng trong thức ăn lại bị ảnh hưởng thêm một chút. Rất khó để biết được còn sót lại bao nhiêu dưỡng chất trong chỗ thức ăn còn lại.

Ngay cả cách ăn uống tốt nhất dành cho thú cưng là đồ ăn tươi sống cũng có thể thiếu một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Phần lớn, do đất đai bị bạc màu và tập quán canh tác hiện đại mà nguồn thực phẩm không còn chứa hàm lượng vitamin cao như vốn có. Đây cũng là một lý do tại sao cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho thú cưng. Hãy nghĩ việc bổ sung này cũng như đóng bảo hiểm y tế vậy - nó đảm bảo cho cơ thể thú cưng có đủ chất thiết yếu cho mọi hoạt động của tế bào và sự cân bằng sức khỏe cho thú cưng, giảm số lần phải đến bác sĩ thú y và tiết kiệm chi phí khám bệnh trong một khoảng thời gian dài.

Như đã nói, không phải tất cả đa vitamin đều được tạo ra giống nhau, và cũng không phải thú cưng nào cũng cần một lượng vi chất như bao bì vẫn quảng cáo. Ai cũng biết rằng bổ sung là tốt nhưng bổ quá cũng hóa dở. Nếu bạn đang cho thú cưng ăn theo công thức tiêu chuẩn, thì chúng chỉ cần một nửa liều lượng vitamin là đủ thay vì liều lượng như trước. Còn nếu bạn vẫn thường tự chế biến đồ ăn cho thú cưng thì nên bổ sung thêm đa vitamin nữa. Ngoài ra, dù thú cưng ăn thức ăn chế biến hay thức ăn tươi sống, hãy chú ý đến hàm lượng canxi và phải bổ sung ngay khi cần thiết. Những bữa ăn tươi sống thường có lượng Phốt-pho cao, nhưng lượng canxi thấp nên cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Xương động vật tươi chính là “kho” bổ sung canxi tuyệt vời nhất - đặc biệt là xương cổ gà và cổ gà tây.



Lí tưởng hơn nữa là bạn có thể linh hoạt trong việc bổ sung vitamin. Nếu đa dạng hóa bữa ăn giúp đảm bảo đầy đủ và cân bằng dưỡng chất thì sử dụng luân phiên các loại vitamin lại càng giúp tăng thêm hiệu quả nhờ có nguồn khoáng chất dồi dào. Bạn có thể linh hoạt thay đổi các chất dinh dưỡng hoặc sử dụng theo ngày, ví dụ một ngày sử dụng đa vitamin thì ngày tiếp theo sẽ chuyển sang bổ sung rau xanh. Bất kỳ lúc nào cũng có trong tay 3 hoặc 4 loại vitamin khác nhau, khoáng chất, rau xanh và thực phẩm cho thú cưng. Không hề có quy tắc cứng nhắc nào cho sự luân chuyển này.

Bạn là người hiểu rõ thú cưng của mình nhất, vì vậy hãy để mắt đến biểu hiện thường ngày của chúng: năng động hay chậm chạp, mắt có tinh anh không, bộ lông bóng mượt hay xác xơ? Bạn cần theo dõi những điều này để điều chỉnh chế độ bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp. Sức khỏe của thú cưng cũng là điều bạn cần chú ý; nếu chú ta có biểu hiện tỏ ra dị ứng với thuốc, hãy sử dụng vitamin của Thorne vì chúng không chứa chất phụ gia hay chất gây dị ứng.

Sau đây, xin được đề cập đến Axit amin**. Một số loại axit amin cần được bổ sung trong chế độ ăn uống, một số khác cơ thể tự sản sinh được. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu, ngoại trừ taurine cho mèo. Thức ăn của chúng có chứa hầu hết những axit amin thiết yếu này, nhưng nếu bạn đang tự chế biến khẩu phần cho mèo ở nhà thì hãy nhớ thêm taurine (Taurine bản chất là axit amin, thuộc nhóm chất đạm) vào nhé. Bạn có thể thêm vào bữa ăn của mèo một liều lượng đa vitamin bao gồm các thành phần như cá thu, sò hay tim động vật (lấy từ bò, cừu, gà hoặc gà tây) vào bữa ăn của mèo. Tuy rằng taurine bị phá hủy bởi nhiệt, nhưng vẫn cần đảm bảo thức ăn tươi sống lẫn thức ăn bổ sung được nấu chín kỹ.

Nếu bạn đang do dự hoặc choáng ngợp bởi quy trình lựa chọn dinh dưỡng bổ sung, một buổi tư vấn cùng bác sĩ thú y sẽ giúp bạn và thú cưng của mình lựa chọn được một chế độ ăn uống và bổ sung lành mạnh phù hợp với lối sống và nhu cầu sức khỏe.
**Axít amin (amino acid) là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần cho sự sống.

Chăm sóc tăng cường cho chó con và mèo con


Thú cưng nhỏ có sức đề kháng yếu hơn so với thú cưng trưởng thành và dễ bị lây nhiễm ký sinh trùng hoặc nhiễm bệnh do hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển. Ngoài ra, chúng còn phải trải qua giai đoạn khó khăn khi rời khỏi sự che chở an toàn và quen thuộc của người mẹ để cố gắng thích nghi với cách sống của gia đình chủ nuôi. Vào giai đoạn này, nên bổ sung sữa non cho những chú chó con/mèo con trong ít nhất một đến hai tháng sau khi cai sữa để tăng cường hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện của chúng.

Thú cưng già

Thú cưng già cũng cần tăng cường chăm sóc để giữ gìn sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất trong những năm cuối đời. Người chủ nuôi nên bắt đầu tăng cường chăm sóc cho chó ở độ tuổi 8-9 và cho mèo khi có những dấu hiệu đầu tiên của tuổi già. Việc bổ sung thuốc bổ xương khớp glucosamine, chondroitin và MSM rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng của viêm khớp và thoái hóa khớp. Những chất bổ sung khác như bromelain - enzim tiêu hóa chiết xuất từ dứa, boswellia - thảo dược nhũ hương và thảo mộc Trung Quốc nên được bổ sung khi cần thiết.

Bổ sung một loại vitamin cao cấp hoặc chất chống oxy hóa vào thực đơn vitamin của thú cưng sẽ giúp chống lại các bệnh bẩm sinh và hỗ trợ hệ miễn dịch trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Thuốc hỗ trợ tim mạch Q10 cũng là một chất bổ sung được các nhà dinh dưỡng khuyến khích sử dụng cho thú cưng già để giúp bảo vệ tim mạch và tăng cường sức khỏe răng lợi.

Đối với thú cưng già có những biểu hiện suy giảm nhận thức, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc bổ não Memoractiv. Ngoài ra, có một số bài thuốc thảo dược của Trung Quốc rất hữu ích trong việc làm chậm quá trình lão hóa của thú cưng, điển hình là thảo mộc Adaptogen.


Cuối cùng, việc trao đổi với bác sĩ thú y vẫn là cách tốt nhất để đảm bảo liệu bạn đã chọn đúng phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho người bạn đồng hành của mình hay chưa.

Nguồn trích dẫn: Nanapet.com



#Dinh_dưỡng_cho_thú_cưng
#bổ_sung_dinh_dưỡng_giúp_thú_cưng_khỏe_mạnh #Tiệm_Pet_Í_O

Tham khảo
1. Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ
2. Tự làm thuốc trị nấm cho thú cưng
3. Cách để tắm cho mèo mà không bị cào
4. Bí quyết giữ lông thú cưng luôn thơm tho
5. Cách để hiểu ngôn ngữ loài mèo
6. Cách để giảm căng thẳng ở mèo
7. Bổ sung dinh dưỡng giúp thú cưng khỏe mạnh
8. Tại sao chó thỉnh thoảng thích ăn cỏ
9. Hướng dẫn chụp ảnh thú cưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét