Tìm Hiểu Cách Chăm Sóc Da Và Lông Thú Cưng
Chăm sóc da và lông cho mèo khỏe mạnh
Trước khi chải lông, bạn nên kiểm tra tình trạng bộ lông của mèo. Nếu mèo khỏe mạnh, lông sẽ có độ bóng tự nhiên và nằm xuôi theo chiều tay bạn khi bạn chạm vào.Không nên để cho bộ lông của mèo có quá nhiều chỗ rụng lông hoặc nhiều bọ chét và ve. Và đừng để da của chúng xuất hiện những vết thương hoặc bầm tím bất thường.
Chải lông cho những chú mèo có bộ lông ngắn
Dùng 1 chiếc lược bằng kim loại để chải lông cho mèo từ đầu cho tới đuôi để loại bỏ bụi bẩn và vụn bẩn. Cố gắng chải lông chúng theo chiều xuôi xuống, vì nếu chải theo chiều ngược lại, bạn sẽ hất ngược lông chúng lên và điều này khiến cho mèo của bạn khó chịu. Chải toàn bộ cơ thể chúng, bao gồm cả ngực và bụng; đôi lúc nên tập trung vào một chỗ để loại bỏ lông rụng và rối. Một chiếc lược bằng cao su sẽ đặc biệt có ích trong việc loại bỏ lông rụng trên những chú mèo có bộ lông ngắn.
Chải lông cho những chú mèo có bộ lông dài
Đối với giống mèo lông dài vốn sống quanh năm ở môi trường hoang dã, khi nuôi giữ chúng trong nhà với ánh sáng nhân tạo và được sưởi ấm quanh năm, bạn cũng cần chải lông đều đặn vài ngày một lần để loại bỏ lông rụng và tránh bị rối. Bắt đầu từ bụng và chân của mèo, hãy nhẹ nhàng chải lông hướng lên phía đầu; còn phần lông ở cổ bạn hãy chải hướng lên phía cằm. Cuối cùng rẽ phần lông dưới phần giữa đuôi rồi chải nhẹ nhàng về hai bên. Bạn có thể rắc bột tan lên những điểm rối và dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ chúng ra. Nếu các chỗ rối ấy không thể gỡ bằng tay thì bạn hãy thử dùng dụng cụ gỡ rối.
Kiểm tra cơ thể
Trong những lần chải chuốt định kỳ thì bạn nên dùng tay vuốt dọc theo cơ thể của mèo, kiểm tra các vết thương, chỗ bầm hay những chỗ rối khó nhìn thấy. Ngoài ra nên kiểm tra có ve chó, bọ chét hay những đốm đen của máu khô do bọ chét gây ra hay không . Nhìn qua phần đuôi để xem nếu phân có dính vào lông hay không, nếu có phải dùng kéo cắt bỏ phần lông đó. Việc chú ý đến phần hậu môn cũng rất quan trọng. Nếu có những vật màu vàng nâu có kích thước bằng hạt gạo thì mèo của bạn có thể đã bị nhiễm sán dây.
Các vấn đề về da
Mèo thường không có bọ chét, ve hoặc kí sinh trùng. Nhưng nếu mèo của bạn có những dấu hiệu sau thì hãy đem chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra:
– Gãi liên tục
– Liếm và chải chuốt nhiều hơn thường xuyên
– Cắn vào da và lông
– Có vết sưng dưới da
– Những đốm rụng lông/hói gia tăng
– Lông vướng vào trong dạ dày
Việc không thường xuyên chải lông cho mèo của bạn có thể dẫn đến lông bị rối gây ra đau đớn cho chúng. Nếu như dạ dày mèo của bạn đang bị vướng lông thì khi chúng ho sẽ có lông trên sàn nhà hoặc có lông trong phân của chúng. Nếu bạn thường xuyên chải lông cho mèo mà chúng vẫn bị vướng lông trong dạ dày thì hãy tìm đến bác sĩ thú y để có giải pháp hợp lí.
Liếm lông liên tục
Một con mèo khỏe mạnh thường xuyên tự liếm lông mình và sẽ tỏ ra rất khó chịu nếu như người khác chải chuốt cho mình. Tuy nhiên, nếu mèo của bạn thường xuyên liếm một số phần trên cơ thể chúng thì sẽ tự gây ra những chỗ hói và vết loét. Lúc này bạn nên đưa chúng đi kiểm tra thú y. Nguyên nhân gây ra có thể là do bọ chét, dị ứng hoặc căng thẳng. Vì thế bạn nên giải quyết những vấn đề này bằng cách thay đổi một số điều kiện trong môi trường sống của chúng.
Chế độ ăn uống
Nhiều vấn đề về lông và da có thể khiến cho mèo chán ăn và dễ gây dị ứng. Một khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi của mèo và khối lượng hoạt động trong ngày của chúng, nước sạch và không quá nhiều đồ ăn thưởng sẽ mang lại một sự phát triển khỏe mạnh cho làn da và bộ lông của mèo. Đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y kiểm tra sẽ giúp bạn lựa chọn được khẩu phần ăn hợp lý và thời gian biểu tốt nhất cho chúng.
Nguồn: Bacsithuy.org
Note: Bạn có thể bổ sung Omega 3 vào khẩu phần của mèo để có tác dụng làm lông đẹp hơn. Và nhớ cho mèo tắm nắng nhé.
#Tiệm_Pet_Í_O
#Chăm_sóc_lông_thú_cưng
Nguồn: Bacsithuy.org
Note: Bạn có thể bổ sung Omega 3 vào khẩu phần của mèo để có tác dụng làm lông đẹp hơn. Và nhớ cho mèo tắm nắng nhé.
#Tiệm_Pet_Í_O
#Chăm_sóc_lông_thú_cưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét